Đó là một ngày thứ sáu. Tôi được nghỉ vào mọi ngày thứ sáu, lịch làm việc của tôi là đi dạy vào thứ ba và thứ năm. Những ngày khác trong tuần được chia thành giờ đọc, nghiên cứu để làm luận văn, và những dự án bên ngoài chương trình đào tạo. Đó là một ngày thứ sáu, nếu tôi nhớ không nhầm, nhưng thú thực, tôi không nhớ chút nào về việc đó là ngày nào. Tôi chỉ nhớ tôi đang ở trong phòng tắm, nước đang xối lên người, và rồi tôi há hốc miệng ra và khóc không ngừng lại được. Mọi thứ xung quanh tôi tối đen và mọi lý trí cũng như tiềm thức trở nên trống rỗng. Giống như là đột nhiên tôi bị ném vào một hố chân không, mọi thứ đều không có trọng lượng và bay lơ lửng, và khi ở trong không gian ấy đột nhiên con người ta nghĩ, “bây giờ nếu có rơi xuống cũng không sao.” Một cơn khủng hoảng lo âu đang tấn công tôi, theo một cách tôi chưa từng trải nghiệm. Nhiều người tìm kiếm “Tâm Hồn Thuộc Mình Chứng Khoa Học Về Sự Tự Chữa Lành PDF” như một cách tìm kiếm lối thoát, nhưng trải nghiệm thực tế đôi khi phức tạp hơn nhiều.

Cơn Khủng Hoảng Bất Ngờ

Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là phải gọi cấp cứu. Tôi nhanh chóng mặc quần áo vào và lao đến máy tính cá nhân tìm kiếm số điện thoại ngoài giờ. A, số điện thoại ngoài giờ – như vậy hẳn đó phải là thứ bảy hoặc chủ nhật. Các bạn biết đấy, trung tâm hỗ trợ y tế và sức khỏe tâm lý của trường đại học thường chỉ làm từ thứ hai đến thứ sáu, từ tám giờ sáng đến bốn giờ chiều. Tôi nhớ ra rồi, đó không phải là ngày thứ sáu, đó là ngày chủ nhật. Tôi nhấn số, gặp người trực máy, móng tay tôi bấm liên hồi vào đầu ngón tay – tôi hay làm vậy khi lo âu không kiềm chế nổi – nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh hết sức có thể và giọng nói tôi vang lên một cách từ tốn trong điện thoại vì tôi thuộc nằm lòng cái cách cư xử mà mọi người có vấn đề về tâm lý đều biết, “hãy che giấu mọi bằng chứng về những chấn thương tâm lý mình gặp phải.” Giọng tôi vang lên, bình tĩnh, sau khi nữ thư kí trực máy nghe máy nói tên của mình và hỏi lý do cuộc gọi:

“Xin chào, tôi là một trong những nghiên cứu sinh tại trường đại học. Tôi có bảo hiểm sức khỏe của trường, và tôi gọi điện cấp cứu bởi vì tôi nghĩ tôi đang trải qua một cơn khủng hoảng lo âu (anxiety attack).”

Người ở đầu dây bên kia chậm rãi nhắc lại tên tôi và hỏi thêm một số thông tin về số thẻ sinh viên và nội dung chi tiết về thông tin chuyên nghiệp của tôi. Tôi đáp như một cái máy, nhuần nhuyễn vì tôi đã trả lời những câu hỏi như thế này hàng trăm lần, trong lòng tự hỏi liệu đây có phải là một phần của việc chữa trị bằng cách đánh lạc hướng bệnh nhân ra khỏi cơn lo âu bằng những câu hỏi họ có thể trả lời hay không. (Sau này tôi được biết: đánh lạc hướng thực sự là một cơ chế đối phó có thật, nhưng tại thời điểm bấy giờ tôi không đủ tỉnh táo để lý giải cái gì ra cái gì.) Nhưng rồi họ chuyển máy cho tôi đến một nhà cố vấn tâm lý, và tôi chỉ muốn nôn thốc nôn tháo ra những từ ngữ không có ý nghĩa hay trật tự đang ứ nghẹn trong cổ họng mình.

“Bác sĩ, tôi đang trong cơn khủng hoảng. Tôi thi thoảng vẫn gặp phải, nhưng lần này tôi không điều khiển được.”

Thật nực cười là tại thời điểm đó, tôi vẫn bấu víu vào lý trí mù lòa cũng như khả năng học thuật của bản thân hòng kiến tạo một câu chuyện có lý để kể cho con người đang nhận định tôi như một bệnh nhân rối trí và vô lý nhất có thể.

Cuộc Gọi Cấp Cứu và Những Định Kiến

“Triệu chứng của bạn là gì?” Bác sĩ hỏi lại bằng giọng nhẹ nhàng. Tôi có thể nghe rõ được âm vị da trắng trong giọng nói ấy. 67.3% bác sĩ tâm lý ở Mỹ là da trắng,[1] và trong trường đại học của tôi, tỉ lệ phần trăm chiếm hơn một nửa nếu tính cả bậc sau tiến sĩ thực tập tại trường, còn nếu chỉ tính những người chính thức, 75% là da trắng. Tôi không thể đặt toàn bộ sức khỏe tâm lý của tôi vào tay các bác sĩ tâm lý da trắng, vì nhiều nguyên nhân đã được các nghiên cứu chỉ ra[2], như là định kiến văn hóa, phân biệt sắc tộc, và những điều tương tự.

Người phụ nữ nhìn xa xăm, biểu thị trạng thái trầm tư hoặc khủng hoảng tâm lý.Người phụ nữ nhìn xa xăm, biểu thị trạng thái trầm tư hoặc khủng hoảng tâm lý.

“Tôi là người trải qua trầm cảm và rối loạn âu lo thường xuyên, bác sĩ.” Tôi trả lời, gần như tỉnh táo. “Tôi thường sống với chúng một cách hòa bình bởi vì những lần trước tôi đều có thể lôi bản thân ra khỏi tình trạng đó cách này hay cách khác. Tôi tự điều trị bằng nhiều phương pháp, và trước khi bác sĩ hỏi về lối sống của tôi – vâng, tôi tự nấu ăn bằng thực phẩm tươi, không ăn đồ ăn vặt hay thực phẩm chế biến của siêu thị, không uống rượu, tôi có đi bộ và tập thể dục trong tuần, tôi dành thời gian để đọc sách, viết lách ngoài công việc, tôi làm tất cả những gì có thể để chung sống với tình trạng sức khỏe tâm lý của tôi.” Thâm tâm tôi biết tôi nêu ra những điều trên bởi vì tôi đã nói chuyện với những nhà giáo dục thể chất và tâm lý da trắng đủ để biết họ thích bàn về thái độ chăm sóc sức khỏe (self-care) như thế nào – niềm tin của họ về việc đi dạo bộ xung quanh và ngắm nhìn cây cối (nguyên văn gợi ý của một bác sĩ khác tôi từng nói chuyện), nuôi chó, ngồi thiền trước biển và tập yoga, đọc những cuốn sách self-help tự chữa trị, và ôi đây là cái tôi thích nghe nhất, “hãy tập trung vào những điều tích cực.” Tôi nói trước để không phải nghe những lời khuyên dài dòng nhất định sẽ xảy ra nếu như bác sĩ cố vấn tâm lý này với những ước đoán của họ qua giọng nói không phải tiếng anh phổ thông của tôi – rằng nếu như tôi không phải là người Mỹ (trắng) thì tôi sẽ kém hiểu biết về sự tự chăm sóc sức khỏe đầy tính đặc quyền như vậy. (*)

Vấn Đề “Tự Chăm Sóc Sức Khỏe”

Cũng giống như cái lần tôi đi dự một lớp học về dinh dưỡng vậy. Cô giảng viên dinh dưỡng học Mỹ trắng nhỏ bé thon thả gần như thất kinh khi nhìn thấy lớp học toàn là người nữ với những thân hình không đúng chuẩn. Cạnh tôi có hai cô sinh viên châu Á với đôi chân cơ bắp và cặp mông chắc (xã hội Mỹ thường tưởng tượng người nữ châu Á đều gầy và trẻ một cách tự nhiên không cần cố gắng). Một cô sinh viên khác lai châu Phi và Ấn độ với vóc dáng lừng lững. Một cô Mỹ trắng được xếp vào dạng “ngoại cỡ” (plus size), và tôi, với vóc người mà những người bạn Mỹ luôn thận trọng sử dụng cụm từ “bình thường” còn người Việt Nam thì không ngại ngần gọi là “béo.” Cả buổi học, cô giảng viên chỉ có thể lẩm bẩm lặp đi lặp lại một điệp khúc, “hãy yêu cơ thể mình và đừng trừng phạt bản thân nếu bạn thèm ăn một cái gì đó. Hãy tôn trọng cơ thể mình và khi nó kêu đói thì hãy phản hồi chứ đừng nhịn ăn.” Sự không hợp chuẩn của cơ thể chúng tôi, sự không-gầy, không-thanh mảnh, không-da trắng của chúng tôi (trái ngược với vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội Mỹ)[1] đã được ước đoán thành vấn đề về hình ảnh cơ thể, rằng chúng tôi trở nên như thế này vì chúng tôi không biết cách ăn uống hợp lý hoặc không biết yêu bản thân. “Nhớ là phải tôn trọng cơ thể mình nhé, lắng nghe nó nói và mọi thứ sẽ ổn thôi.” Nên hẳn các bạn đoán được khuôn mặt cô ấy càng trở nên thất kinh thế nào khi tôi mở miệng:

“Tôi từng có lịch sử ăn vô độ rồi móc họng (bulimia, purging), bỏ đói, chán ăn (anorexia), và ăn kiêng trong thời gian dài và liên tục, cơ thể tôi đã không còn cảm giác với thức ăn cũng như nó đã dừng báo hiệu với tôi khi nào nó cần thức ăn. Tôi tăng cân phần nhiều là vì tôi sống một mình và khi ở một mình tôi ăn quá ít một ngày nên có bao nhiêu nó trữ hết vào người, quá trình trao đổi chất trở nên tắc nghẽn. Khi cơ thể tôi ghét tôi, thì tôi làm gì với nó đây?”

Sự im lặng kéo dài trong lớp học. Nghe này, không ai muốn nghe về bệnh tâm lý[3], chẳng ai muốn thừa nhận rằng những cuộc vật lộn với hình thể thực chất không chỉ là một dạng thái độ ứng xử có thể dễ dàng thay đổi một khi cá nhân “giác ngộ” ra tình yêu bản thân sẽ cứu cánh cho tất cả, mà là những dạng rối loạn tâm lý, nhiều khi nguy hiểm chết người.

Tất nhiên, câu trả lời không nằm ngoài dự đoán. Cô giảng viên dùng tất cả thời gian còn lại của buổi học để dạy tôi cách “yêu bản thân và tìm lại tình yêu với thức ăn.” Bởi vì rõ ràng, “tự chăm sóc bản thân đúng cách” là phương pháp chữa trị bách bệnh trên đời này. Ít nhất, đối với những người may mắn đủ để không có bệnh. Hoặc sống trong cái xã hội nơi sự tồn tại của họ được tôn vinh. (Tôi đang nói về đặc quyền về chủng tộc, giới, tính, giai tầng, quyền công dân, và vân vân những điều như vậy.)

Đối Mặt Với Bác Sĩ Tâm Lý

“Vậy lần này điều gì đã xảy ra?” Nữ bác sĩ đang tiếp chuyện hỏi lại bằng giọng nói miền trung Tây (midwest) nhẹ nhàng và ngai ngái.

“(Bạn nói bạn đã sống chung với nó và bạn làm mọi thứ đều đúng,) vậy lần này điều gì đã xảy ra?” Câu hỏi nếu như nguyên văn thì là vậy, nhưng nữ bác sĩ đã khéo léo lược bỏ nửa đầu, như một cách mỉa mai tinh tế cho câu trả lời kín kẽ của tôi về cách tôi tự chăm sóc bản thân. Gần như một sự trừng phạt cho việc tôi đã dám tước những lời khuyên dễ dàng khỏi miệng nữ bác sĩ, và bây giờ bà phải thực sự lắng nghe xem chuyện gì đã xảy ra với tôi.

Điều gì đã xảy ra? Tôi nên bắt đầu từ đâu đây? Có nên kể theo đúng trình tự thời gian, nói về năm năm tha hương và bị xã hội Mỹ nhào nặn sản sinh ra một phần căn tính mà tôi chưa từng phải đối mặt khi còn ở Việt Nam – “người ngoại quốc, da màu, châu Á, cơ thể nữ” cùng những sự phân biệt đối xử đi cùng nó, hay nói về tính chất công việc của tôi – giới học thuật và trường đại học và nơi chốn của nam giới da trắng và nếu như là thành viên của những nhóm ‘thiểu số’ thì sẽ gặp trở ngại khó khăn hơn rất nhiều[4] – hay nói về cái cách mà bậc đào tạo sau đại học đang phá hủy sức khỏe tâm lý của nghiên cứu sinh[5], hay nói về sự cô độc và xa lánh cuộc sống xã hội mà ngành học thuật dồn ép lên nghiên cứu sinh, về đời sống xã hội không-tồn-tại của một sinh viên quốc tế trên mảnh đất không người thân đang phải cố cạnh tranh với những sinh viên có hệ thống hỗ trợ từ gia đình và bạn bè khác? Hoặc tôi có thể nói về sự kiệt sức trong vài tháng trở lại đây do di chuyển xuyên quốc gia quá nhiều với những deadline thiếu vị tha? Hay tôi nên quay lại với phong cách tâm lý Freud cổ điển và nói về những biến cố tâm lý xảy ra trong thời thơ ấu do cha mẹ làm những điều họ làm mà không suy nghĩ? Những chấn thương về bản thể khi sống trong một xã hội nơi cơ thể của những người giống như tôi ngày đêm bị cường dục hóa (hypersexualized) như vật thể tính dục? Hay sự tối tăm của thế giới xung quanh tôi với bạo lực của cảnh sát, bắt bớ giết chóc người dân nghèo da màu, các cuộc nổ súng hướng đến cộng đồng LGBTQ, các cuộc chiến tranh im lặng diễn ra ở châu Phi và Trung Đông, những tập đoàn tư bản hút cạn dầu và nước và tài nguyên trái đất, trái đất đang nóng lên? Hay sự đổ vỡ của mối quan hệ gần đây? Trong những điều này, đâu là khởi nguồn cho cơn khủng hoảng của tôi? Phải có một điểm kích hoạt (trigger) cụ thể chứ, một cái gì đó được các nhà nghiên cứu cho là liên quan trực tiếp đến tâm lý sức khỏe chứ – một cái gì thật cá nhân, thật riêng tư, cách ly khỏi các vấn đề xã hội bởi vì cái “riêng” và cái “chung” giữa chúng phải có một tấm màn.

Trong sự im lặng của mình, tôi nhận ra giới hạn của phương pháp điều trị mà các nhà tư vấn tâm lý có thể mang đến cho tôi.

Nguồn Gốc Sâu Xa Của Nỗi Đau

“Có một cuốn sách tôi đọc.” Tôi trả lời.

“Một cuốn sách?” Bác sĩ hỏi lại với giọng hơi ngạc nhiên.

“Đó là cuốn sách về chữa lành tâm lý cho những người nữ đã từng trải qua quấy rối và xâm hại tình dục khi còn là trẻ vị thành niên.” Tôi nói tiếp, từ bỏ việc cố gắng diễn giải một cách hợp lý. Tôi không quan tâm nếu bác sĩ có hiểu tôi đang nói gì không. “Tôi đặt mua cuốn sách này kể từ trước khi tôi và người yêu cũ chia tay. Chúng tôi vừa chia tay gần đây.”

“Vậy là khủng hoảng của bạn đến từ cuộc chia tay?”

Không. Im đi nghe tôi nói. “Người yêu cũ của tôi là người sống sót (survivor) qua nhiều lần xâm hại và quấy rối trước tuổi trưởng thành. Họ kể với tôi về điều ấy và tôi đã không hiểu nó có ý nghĩa là gì. Tôi nói với họ tôi cũng từng bị quấy rối và đụng chạm nhiều lần hồi còn bé, nhưng lần nào tôi cũng chống lại. Họ nói rằng họ không mạnh mẽ như vậy, và cái cách họ nói với tôi tại thời điểm ấy giống như họ vẫn còn tự buộc tội chính bản thân mình, mặc dù tôi không chắc đó có thực là suy nghĩ của họ, hay chỉ là suy nghĩ của tôi.”

“Vậy bạn gặp khủng hoảng là do người này?”

“Họ kể với tôi rất chi tiết, nhưng lại rất thoảng qua. Tôi mù mờ không hiểu rõ mốc thời gian và cảm nhận của họ. Nhưng khi nghe kể những câu chuyện như vậy, trong lòng tôi lại bùng lên một cơn giận không thể kiềm chế được. Tôi muốn giết chết kẻ đã dám làm vậy với họ. Hoặc với những đứa trẻ khác.” Tôi lại lờ câu hỏi của bác sĩ và nói tiếp. “Cuốn sách tôi đọc được nói rằng nếu như một người có những phản ứng thái quá với những câu chuyện như vậy, khả năng cao là họ cũng là người sống sót qua những xâm hại trong quá khứ. Điều này không có gì lạ với tôi, tôi luôn biết những gì đã xảy ra đối với mình.”

Giới Hạn Của Liệu Pháp Truyền Thống

“Bạn còn sợ kẻ xâm hại không?” Bác sĩ hỏi, và tôi hiểu câu hỏi này. Bác sĩ muốn biết tôi đang ở đâu trong tiến trình chữa lành và vượt qua nỗi ám ảnh. Bước 1: quyết định chữa lành: sau khi đã nhận thức được những thương chấn nó để lại trong cuộc đời. Bước 2: giai đoạn khẩn cấp: khi đối đầu với những kí ức và quá khứ đã bị đè nén lâu, cuộc sống sẽ đảo lộn, sẽ đau đớn vật vã vì những cơ chế đối phó cũ không còn hiệu lực. Bước 3: nhớ lại toàn bộ, cả kí ức lẫn cảm xúc tại thời điểm đó. Bước 4: Tin rằng nó đã xảy ra, và nó đã gây ảnh hưởng đến mình. Bước 5: Đập tan im lặng, nói với một ai đó về vụ việc, nếu như trước giờ vẫn giấu. Bước 6: Hiểu rằng đó không phải lỗi của mình, vì nhiều người sống sót khi còn là trẻ nhỏ thà tin rằng đó là lỗi của họ còn hơn là căm ghét thế giới. Bước 7: Buồn đau. Bước 8: Giận dữ, trút sự giận dữ của mình vào kẻ xâm hại chứ không phải vào chính bản thân. Bước 9: Bộc lộ với những người xung quanh và gia đình – nhiều lúc bước này là không thể nếu như người sống sót bị chính thành viên trong gia đình xâm hại. Bước 10: Tha thứ – cho bản thân, chứ không phải kẻ xâm hại. Cuối cùng: Hạ hồi phân giải và bước tiếp.

Những bước trên được rút ra từ rất nhiều nguồn tài liệu và tóm tắt lại trong cuốn sách tôi đang đọc, The Courage to Heal, một trong những tư liệu đã góp phần cứu giúp rất nhiều những người sống sót qua xâm hại và quấy rối tình dục trẻ em, và bởi vì tính chất công việc nghiên cứu của tôi, tôi đọc rất nhiều những tư liệu liên quan về tâm lý và phân tâm học. Khi tôi nghe những câu hỏi như vậy – bạn có còn sợ hãi kẻ xâm hại không – tôi biết người tư vấn cho tôi đang cố gắng đặt tôi vào trong mối tương quan với những người sống sót khác. Tôi đột nhiên nổi giận, vì nữ bác sĩ đã sử dụng những kiến thức quá cơ bản để tìm cách định tính tôi như một bệnh nhân mà không cần nghe hết câu chuyện. Cũng đúng thôi, tôi gọi điện cầu cứu vì tôi gặp một cơn khủng hoảng lo âu, và họ cần một lý do chủ yếu để có thể viết vào báo cáo. Họ cần phải định nghĩa được vấn đề của tôi bằng một nguyên nhân, một hiện trạng.

Vào thời điểm đó, việc người yêu cũ của tôi vẫn còn sợ hãi kẻ xâm hại, hay việc họ cho rằng lần xâm hại đầu tiên của họ là ở tuổi vị thành niên mà không tính việc bị xâm hại bởi một thành viên khác trong gia đình hồi bé , hay việc nếu như cố đánh giá xem họ đang ở bước nào trong mười bước trên hoàn toàn chẳng giải quyết được vấn đề gì, tất cả những việc đó trở nên không còn quan trọng nữa. Chúng không quan trọng, bởi vì câu hỏi bạn có còn sợ hãi kẻ xâm hại không dường như đã cho rằng kẻ chủ mưu mọi sự chỉ là một kẻ xâm hại cụ thể, và nỗi sợ hay ám ảnh đối với kẻ này là một thước đo của việc chúng tôi đã chữa lành đến đâu, và những người sống sót sẽ an toànvượt qua một khi họ không còn sợ hãi nữa, cái nỗi sợ trừu tượng ấy.

Nỗi Sợ Hãi Cố Hữu và Bất Công Hệ Thống

Hình ảnh ẩn dụ về nỗi sợ hãi và bất an mà phụ nữ đối mặt trong xã hội.Hình ảnh ẩn dụ về nỗi sợ hãi và bất an mà phụ nữ đối mặt trong xã hội.

Tôi đã không hỏi lại bác sĩ, này, bà có biết rằng kẻ xâm hại luôn ở số nhiều và ở thì tương lai và nỗi sợ không bao giờ chỉ xuất phát từ những gì xảy ra trong quá khứ mà bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực rằng người nữ và trẻ em không an toàn trong xã hội này và cái chết và bạo lực treo lơ lửng trên đầu chúng ta như một khả năng có thể xảy ra và bất kì lúc nào chúng ta cũng có thể trở thành một con số trong những bài báo cáo hàng năm về lạm dụng, quấy rối, xâm hại tình dục. Tôi không sợ một lão già đã chạm tay lên bầu ngực phổng phao của tôi hồi mười sáu tuổi hay một thằng đàn ông trung niên đã lái xe lại gần và hỏi xin được chạm vào chỗ kín của tôi hồi tôi mười tuổi hay một thằng thanh niên đã khoe của quý của nó khi tôi đang đi bộ một mình hồi mười một tuổi giữa trưa nắng hè trong một con ngõ nhỏ gần nhà. Tôi sợ cái xã hội đã dung túng cho những con người như thế, đã im lìm trước bạo lực đối với nữ giới, đã bắt người nữ và trẻ em tồn tại dưới sự bảo trợ của đàn ông ngay cả khi số liệu thống kê cho biết phần đa những vụ bạo hành, hiếp dâm, xâm hại xảy ra từ những người quen, trong gia đình, và bạn đời, tôi sợ hãi những nhà cầm quyền hay công an hay tòa án toàn nam giới đã không những không tạo ra không gian an toàn cho những người sống sót mà còn truy vấn họ và đổ lỗi cho họ. Khi tôi can đảm mở miệng nói ra, không tôi không và chưa bao giờ sợ kẻ xâm hại đó là một lời nói dối bởi vì đàn ông đã, đang, và sẽ quấy rối, xâm hại, và thậm chí cả giết hại trẻ con, người nữ trưởng thành. Họ có thể làm vậy, và thậm chí không hề hấn gì.

Tôi và những người có cơ thể như tôi chưa bao giờ hết sợ.

Bạn có còn sợ kẻ xâm hại không?

Sự Thật Đằng Sau “Sự Bình Thường”

Tôi không gặp khủng hoảng vì điều này, bác sĩ.” Tôi trả lời, và tiếp tục. “Tôi gặp khủng hoảng hôm nay bởi vì trong một giây khắc tất cả mọi thứ bị đảo lộn, và đó là cái cách mà hậu thương chấn bộc lộ trong cuộc đời của những người sống sốt. Mọi ngày đều có thể rất bình thường, tôi sống và làm việc như một người bình thường – nhưng trên đời này có bao nhiêu người bình thường khi một trong sáu người nữ ở quốc gia này đã từng trải qua xâm hại hoặc cưỡng bức một lần?[6] Nhưng đôi khi, chỉ có đôi khi thôi, một cơn khủng hoảng sẽ kéo đến và va đập tôi vứt tôi xuống đáy giếng sâu hun hút. Vì ngay cả khi tôi nói với người yêu cũ của tôi rằng tôi không bị ảnh hưởng bởi những xâm hại vì tôi đã nói ngay với gia đình tôi lúc đó và tôi đã không giữ im lặng và tôi đã làm đúng mọi điều mà cuốn sách này bảo tôi phải làm, thì những khi nghĩ về họ và những gì họ đã và đang trải qua, trái tim tôi lại bùng nổ và vỡ nát trong đau đớn và căm thù và tôi nghĩ về những gì những kẻ xâm hại đã thi hành và trốn thoát chỉ bởi vì hệ thống luật pháp của đất nước này cũng như ở đất nước tôi trông chờ vào những người sống sót vượt qua ám ảnh để làm chứng trước tòa và nếu như họ không thể làm như thế họ sống cả đời mang một cái bí mật đang gặm nhấm họ bên trong, thứ độc dược sẽ ăn mòn từng chút một, từ cách họ nhìn thế giới đến giá trị bản thân, đến mối quan hệ xã hội, khả năng yêu thương, cơ thể, tính dục, khả năng sống còn.[7] Tôi đã luôn tự hỏi tại sao tôi không thể yêu thương một ai, hay tại sao tôi có tính điều khiển cao, hay ám ảnh với sự bị bỏ lại, hay xu hướng thô bạo trong lời nói, tại sao tôi hay yêu những con người không dành cho mình hoặc vỡ nát, tại sao tôi e sợ quan hệ nghiêm túc, tại sao tôi lại nhìn thấy sự xấu xa của con người trước nhất? Chúng là tính cách của tôi hay bởi vì hồi tôi mười tuổi đã có một thằng đàn ông trung niên lái xe lại gần vào một buổi chiều muộn và hỏi xin được chạm vào chỗ kín của tôi?”

“Bạn có nói bạn căm thù kẻ xâm hại của người yêu cũ của bạn? Có gì ngăn cản bạn không thực thi bạo lực đến với hắn không?” Bác sĩ hỏi tôi, và tôi thở dài. Sau tất cả những gì tôi vừa nói, nữ bác sĩ lại chọn hỏi câu hỏi ấy. Nếu bạn không biết câu hỏi này nghĩa là gì, để tôi nói bạn nghe, mã số 5051 dùng để nói về phần 5051 của Mã Phúc Lợi và Định Chế California cho phép bác sĩ tâm lý phá đặc quyền bảo mật giữa bác sĩ – bệnh nhân tâm lý trong trường hợp người bệnh có khả năng nguy hiểm đối với bản thân (xu hướng tự tử hoặc bỏ mặc sức khỏe bản thân đến mức gây ra nguy hại), cho người khác (đặc biệt là người có xu hướng ái nhi có khả năng thi hành). Sau tất cả những gì tôi nói, điều đọng lại duy nhất đối với vị bác sĩ này là tôi có khả năng sẽ thi hành bạo lực và tìm cách trả thù kẻ xâm hại.

Mười mươi rõ như ban ngày vậy, tôi nhận ra vị bác sĩ tâm lý, cũng như thể chế ngành tâm lý này muốn bảo vệ cái gì.

“Luật pháp.” Tôi nói. “Tất nhiên xâm phạm người khác thì là phạm luật.”

“À, phải rồi.” Qua điện thoại, giọng nói miền trung Đông nhẹ hẳn đi. Nữ bác sĩ không nhận ra sự mỉa mai trong giọng nói của tôi. “Bây giờ bạn cảm thấy thế nào rồi?”

“Tôi cảm thấy đã bình thường trở lại. Cảm ơn bác sĩ.” Tôi nói và lơ đễnh chờ cho người ở đầu dây bên kia kết luận và cho lời khuyên. Đã hết 30 phút giới hạn của cuộc gọi khẩn cấp, và vị bác sĩ tâm lý kia đang gặp khó khăn trong việc tóm gọn lại cái gọi là nguyên nhân gây ra cơn khủng hoảng của tôi.

Tôi dập điện thoại, và ngồi khóc thêm một tiếng đồng hồ nữa, cho đến khi ngoài trời tối mịt và cơ thể mệt mỏi rã rời.

Giới thiệu tác giả

LTN là một học giả, người viết, dịch giả, hiện đang sinh sống và hoàn thành chương trình tiến sĩ tại đại học California, San Diego, thuộc khoa Chủng tộc và dân tộc học, với bằng thạc sĩ Xã hội học. Chuyên ngành của LTN bao gồm thuyết sư phạm tiến bộ, giáo dục quốc tế, các học thuyết cấp tiến về chủng tộc – giới – tính – giai tầng, quá trình toàn cầu hóa, media và văn hóa phổ cập, chính trị xuyên quốc gia, vv. Những dự án hiện tại và trong tương lai gần của LTN bao gồm (1) xây dựng, biên tập và dịch để xuất bản tủ sách nữ quyền luận da màu tại Việt Nam và (2) chọn dịch và biên tập series bài chuyên biệt về Xâm phạm tình dục trẻ em và các phương pháp chữa lành dành cho các đối tượng nạn nhân/người sống sót là người trưởng thành.

Đánh giá: Góc nhìn về sự chữa lành và giới hạn

Bài viết này không phải là một bản tóm tắt hay giới thiệu về một cuốn sách cụ thể mang tên “Tâm hồn thuộc mình chứng khoa học về sự tự chữa lành PDF”. Thay vào đó, nó là một lời tự sự sâu sắc về trải nghiệm cá nhân đối mặt với khủng hoảng tâm lý, sang chấn và những hạn chế của hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm thần hiện tại, đặc biệt là khi các yếu tố xã hội như chủng tộc, giới tính và định kiến văn hóa bị bỏ qua.

Qua câu chuyện, tác giả cho thấy quá trình tự chữa lành không đơn giản là tuân theo các bước hay áp dụng các phương pháp “self-care” bề mặt. Nó liên quan mật thiết đến việc đối mặt với những tổn thương sâu sắc, nhận diện những bất công hệ thống và nỗi sợ hãi cố hữu mà nhiều người, đặc biệt là phụ nữ và các nhóm thiểu số, phải trải qua. Bài viết đặt câu hỏi về tính hiệu quả của liệu pháp tâm lý truyền thống khi nó không nhìn nhận đầy đủ bối cảnh xã hội và những yếu tố mang tính cấu trúc gây ra nỗi đau. Nó nhấn mạnh rằng sự chữa lành thực sự đòi hỏi một cái nhìn toàn diện hơn, vượt ra ngoài phạm vi cá nhân để chạm đến các vấn đề xã hội rộng lớn hơn.

Mặc dù không cung cấp “chứng cứ khoa học” trực tiếp như từ khóa gợi ý, bài viết lại cung cấp một “chứng cứ” mạnh mẽ từ trải nghiệm sống, cho thấy sự phức tạp của tâm hồn con người và hành trình tìm lại chính mình sau tổn thương. Nó là một lời nhắc nhở rằng việc lắng nghe và thấu hiểu những câu chuyện cá nhân, trong toàn bộ bối cảnh của chúng, là một phần quan trọng của quá trình chữa lành, cả ở cấp độ cá nhân lẫn cộng đồng.

Tài liệu tham khảo và Chú thích

(*) Về điểm này, tôi đã sống ở đất nước này lâu đủ để chứng kiến cái cách người Mỹ, đặc biệt là da trắng, thể hiện ra mặt những suy nghĩ tiền định vô căn cứ về người châu Á ngoại quốc như thế nào. Sự phân biệt sắc tộc được cộng thêm với tính bài ngoại và nỗi lo ngại thâm căn cố đế với châu Á khiến cho ngay cả những chuyện nhỏ nhất như order một món đồ uống cũng trở nên khó khăn, người ta theo nghĩa đen chỉ cần nghe thấy một tí accent liền cho rằng mình không biết nói tiếng Anh và sẽ dí sát mặt vào và hỏi đi hỏi lại với giọng nói chậm rãi như nói với trẻ con chẳng hạn. Một người bạn tôi, cũng là một nghiên cứu sinh tiến sĩ đến từ Nam Hàn, chia sẻ như vậy. Nếu như bạn không biết về lịch sử bài châu Á ở Mỹ, có thể tìm đọc thêm về Chinese Exclusion act 1882, Japanese internment camp hồi thế chiến II, luật cấm phối hôn xuyên tộc [anti-miscegenation law] ở California giữa người gốc Á, đặc biệt là Trung Quốc và Philippines, vv. Một cuốn sách bàn rất kĩ về chủ đề này là Impossible Subjects: Illegal Aliens and the Making of Modern America của Mae Ngai, trong đó lịch sử luật và chính sách đối với người gốc Á ở Mỹ được điều tra kĩ càng.) Nhưng đó lại là một câu chuyện khác cho một tuần trà khác. Trong đoạn này tôi đang nói về sự “tự chăm sóc sức khỏe” và cái cách mà nó trở nên một xu hướng phì đại đối với cả những nhà chuyên môn lẫn người bình thường, như thể họ không nhận ra sự xa hoa, theo nghĩa đen, của việc này. Đặc biệt là ở California nơi văn hóa self-care được nâng lên một tầm cao mới. Ăn đồ ăn hữu cơ, ăn chay, tập gym một tuần ba lần, hãy tham gia các khóa yoga và thiền để tịnh tâm, bỏ ra mỗi ngày ít phút để lau dọn nhà cửa gọn gàng, bỏ thời gian để sáng tạo và tham dự những sự kiện nghệ thuật bổ ích như triển lãm tranh hay hòa nhạc, vân vân. Tất cả những điều này đòi hỏi người bệnh phải có dư dả thời gian tiền bạc.

San Diego, Nov 4th 2016.

Ly Thuy Nguyen

[1] http://www.apa.org/divisions/div45/images/statusofethnicminoritypsychologists.pdf
[2] https://www.psychologytoday.com/blog/culturally-speaking/201306/how-therapists-drive-away-minority-clients; http://tcp.sagepub.com/content/31/4/396.short
[3] http://www.mlive.com/health/index.ssf/2011/01/experts_say_public_stigma_igno.html
[4] Đọc thêm http://www.fighttower.com/index.html để nghe các học giả nữ da màu kể về trải nghiệm ám ảnh của họ trong ngành học thuật và môi trường độc hại đối với họ ở trường đại học.
[5] http://berkeleysciencereview.com/article/mind-grad-school/; https://www.insidehighered.com/blogs/gradhacker/mental-health-issues-among-graduate-students
[6] https://www.rainn.org/statistics/victims-sexual-violence
[7] Danh sách lấy từ The Courage to Heal, Ellen Bass và Laura Davis. 20th anniversary edition.

Download Tâm hồn thuộc mình chứng khoa học về sự tự chữa lành PDF

Hiện tại, không có một tài liệu PDF cụ thể nào mang tên “Tâm hồn thuộc mình chứng khoa học về sự tự chữa lành” được biết đến rộng rãi hoặc được đề cập trực tiếp trong bài viết này. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến các chủ đề liên quan như tự chữa lành, sức khỏe tâm thần, vượt qua sang chấn, bạn có thể tìm kiếm các tài liệu, sách PDF từ những nguồn uy tín về tâm lý học, self-help hoặc các nghiên cứu khoa học liên quan. Hãy luôn ưu tiên các nguồn thông tin đáng tin cậy và cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp nếu cần.

TẢI SÁCH PDF NGAY