Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung PDF
Cuốn sách “Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung PDF” do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa biên soạn chính là một tài liệu quan trọng cho những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự. Đây là một công trình được mong đợi vì chứa đựng những phân tích sâu sắc về những điểm mới trong bộ luật hình sự, mang lại cái nhìn đầy đủ và thấu đáo về các quy định pháp lý cập nhật. Nhóm tác giả nổi bật, gồm những chuyên gia uy tín như PGS.TS Trịnh Quốc Toản, GS.TS Lê Thị Sơn, và TS Trần Văn Dũng, đã đóng góp vào việc bình luận từ các chương khác nhau của bộ luật, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và chi tiết về nội dung và ý nghĩa của từng điều luật.
Cuốn sách cũng cung cấp những thông tin quan trọng về việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, cũng như chính sách xử lý người dưới 18 tuổi, góp phần nâng cao hiểu biết về hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Với cách tiếp cận rõ ràng và sâu sắc, cuốn sách này sẽ là một nguồn tài liệu quý giá cho bất kỳ ai quan tâm đến sự phát triển của pháp luật hình sự tại Việt Nam.
Tải Sách Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung PDF Miễn Phí
Đọc sách Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung PDF online miễn phí hoặc tải về dưới dạng PDF theo hướng dẫn. Cuốn sách Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung PDF của tác giả Tác giả GS TS Nguyễn Ngọc Hòa được xuất bản bởi nhà xuất bản Nhà xuất bản Tư Pháp.
Làm theo hướng dẫn để lấy link tải PDF hoặc link đọc Ebook online free cuốn sách Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung PDF từ nhà xuất bản Nhà xuất bản Tư Pháp.
Mã hàng |
9786048111328 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp |
NS Lao Động |
Tác giả |
GS TS Nguyễn Ngọc Hòa |
NXB |
Tư Pháp |
Năm XB |
2024 |
Trọng lượng (gr) |
450 |
Kích Thước Bao Bì |
24 x 16 x 2.1 cm |
Số trang |
434 |
Hình thức |
Bìa Mềm |
Tóm Tắt Sách Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung
Cuốn sách “Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung” do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên là một tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật hình sự tại Việt Nam. Các tác giả đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật, đảm bảo nội dung của cuốn sách đạt chất lượng cao và có giá trị thực tiễn. Cuốn sách tập trung vào việc phân tích chi tiết các điều luật của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, chỉ ra những điểm mới và khác biệt so với BLHS năm 1999.
Đáng chú ý, BLHS năm 2015 đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong chính sách hình phạt, như việc giảm phạm vi áp dụng hình phạt tử hình chỉ còn đối với 05 nhóm tội phạm chính, trong khi trước đây phạm vi này rộng hơn nhiều. Cuốn sách phân tích rõ sự thay đổi này và lý do của nó nhằm nâng cao tính nhân đạo trong pháp luật Việt Nam. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra các tội danh từng được quy định hình phạt tử hình nhưng hiện nay đã được bỏ, làm giảm đáng kể áp lực từ bản án tử hình.
Phần nội dung về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015 cũng được thảo luận kĩ lưỡng. Tác giả đề xuất rằng việc bổ sung trách nhiệm hình sự cho pháp nhân là một bước tiến quan trọng, nhằm đảm bảo rằng không chỉ cá nhân mà cả tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm về các hành vi phạm tội. Hệ thống pháp luật mới cho phép quy định rõ ràng các điều kiện để pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự, từ đó tạo động lực cho tổ chức thực hiện đúng pháp luật.
Các quy định về chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi cũng là một điểm mới quan trọng trong BLHS năm 2015. Cuốn sách làm nổi bật nguyên tắc ưu tiên miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên trong trường hợp họ có nhiều tình tiết giảm nhẹ hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Điều này cho thấy sự quan tâm của pháp luật đối với sự phát triển của thanh thiếu niên và khả năng tái hòa nhập xã hội của họ.
Cuốn sách “Bình luận khoa học” không chỉ cung cấp các phân tích sâu sắc mà còn dẫn chứng thực tế, giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt các quy định pháp luật mới mẻ. Thông qua việc ghi nhận ý kiến từ nhiều chuyên gia, cuốn sách đưa ra một cái nhìn toàn diện về những thay đổi trong Bộ luật Hình sự, từ đó phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, thực thi và giảng dạy pháp luật tại Việt Nam trong bối cảnh hiện đại.
Đọc Sách Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung Ebook Online
Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung
Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 – Phần chung” do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội chủ biên. Đây là cuốn sách được bạn đọc hoạt động trong lĩnh vực pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng trông đợi vì Bộ luật hình sự năm 2015 có rất nhiều điểm mới trong phần chung, cần được hiểu một cách thấu đáo.
Nhóm tác giả tham gia gồm GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) bình luận từ chương I đến chương IV; PGS.TS Trịnh Quốc Toản bình luận từ chương V đến chương VII; GS.TS Lê Thị Sơn bình luận từ chương VIII đến chương XI và TS Trần Văn Dũng bình luận chương XII. Đây là những chuyên gia về pháp luật hình sự có uy tín, tạo nên chất lượng cao cho cuốn bình luận này.
Phần chung BLHS năm 2015 được các tác giả bình luận kỹ, đầy đủ từng điều luật. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin điểm qua một vài nội dung mới trong BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999.
Thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù và giảm hình phạt tử hình
Theo BLHS năm 2015, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với 05 nhóm tội phạm, đó là: (1) các tội xâm phạm an ninh quốc gia; (2) các tội xâm phạm tính mạng con người; (3) các tội phạm về ma túy; (4) các tội phạm tham nhũng; (5) và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự quy định (như các tội: sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; khủng bố; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh…).
BLHS năm 2015 cũng đã bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh: (1) tội cướp tài sản; (2) tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm; (3) tội tàng trữ trái phép chất ma túy; (4) tội chiếm đoạt chất ma túy; (5) tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; (6) tội chống mệnh lệnh; (7) tội đầu hàng địch. Như vậy, BLHS năm 2015 chỉ còn duy trì hình phạt tử hình đối với 18/314 tội danh thuộc 07/14 nhóm tội phạm, giảm 11 tội danh so với BLHS năm 1999 và giảm 04 tội danh so với BLHS (sửa đổi năm 2009).
Bình luận về Điều 38 BLHS năm 2015, tác giả phân tích khoản 2 điều luật đã xác định trường hợp không được phép áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với “người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng”.
Đây là một nội dung mới, cụ thể hóa chính sách hình sự đã được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Quy định này nhằm hạn chế tối đa việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mở rộng áp dụng hình phạt không tước tự do là hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ trong thực tiễn xét xử hình sự.
Tác giả phân tích kỹ các điều kiện và đưa ra ví dụ: Một người phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác… theo khoản 1 Điều 139 BLHS. Đây là tội phạm vô ý và thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Nếu người này phạm tội lần đầu và có nơi cự trú rõ ràng thì Tòa án không được áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mặc dù theo khoản 1 Điều 139, hình phạt tù có thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm được quy định cùng với hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ. Trước khi BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có một số trường hợp là tội vô ý và thuộc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng khung hình phạt được quy định chỉ có hình phạt tù có thời hạn như quy định tại khoản 2 các điều 138,139,180 BLHS. Trong những trường hợp như vậy, Tòa án cũng không được áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với họ mà phải áp dụng hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn ( cải tạo không giam giữ) mặc dù hình phạt nhẹ hơn này không được quy định cùng với hình phạt tù có thời hạn.
Đối với hình phạt tử hình, quy định tại Điều 40 BLHS năm 2015, tác giả phân tích những đặc điểm riêng của tử hình, với tính chất là một hình phạt đặc biệt. Đó là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt; có mục đích phòng ngừa tái phạm mới từ người phạm tội một cách triệt để, nhưng không có mục đích giáo dục người bị kết án vì đã tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của họ; có khả năng đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa chung; là hình phạt không có khả năng khắc phục khi bị quyết định sai.
Tác giả nhận định, việc hạn chế quy định áp dụng biện pháp tử hình và tiến tới xóa bỏ hình phạt này là xu thế khách quan. Theo hướng đó, từ BLHS năm 1985 đến BLHS 2015, luật hình sự Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quy định về hình phạt tử hình; quy định chặt chẽ hơn điều kiện áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng diện đối tượng không áp dụng, không thi hành hình phạt tử hình.
Phân tích các quy định cụ thể của điều luật, tác giả đánh giá: So với BLHS năm 1999, quy định của BLHS năm 2015 đã mở rộng thêm hai đối tượng không bị thi hành án tử hình. Đó là người già từ đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà thỏa mãn các điều kiện quy định ( đó là đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ; hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn).
Chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi
Bình luận Điều 90 BLHS năm 2015, tác giả nêu rõ: Điều luật quy định nguyên tắc áp dụng các quy định của BLHS đối với người dưới 18 tuổi, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định riêng chỉ áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và những quy định chung không trái với quy định riêng này.
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được tác giả phân tích rất kỹ. Ví dụ quy định miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi là nguyên tắc thứ nhất, nguyên tắc ưu tiên. Theo quy định này, người phạm tội dưới 18 tuổi khi thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c của khoản 2 Điều 91 và thỏa mãn hai điều kiện kèm theo thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Hai điều kiện đó là: Người phạm tội dưới 18 tuổi có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Người phạm tội dưới 18 tuổi đã tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
“So với BLHS năm 1999, đây là điểm mới quan trọng. BLHS năm 1999 chỉ cho phép miền trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội khi hành vi đó gây hậu quả không lớn, còn BLHS năm 2015 không giới hạn như vậy. Việc khắc phục này có thể được thực hiện bằng chính tài sản, công sức của người dưới 18 tuổi nhưng cũng có thể do cha mẹ, người giám hộ hoặc những người khác giúp thực hiện. Khắc phục phần lớn hậu quả do hành vi phạm tội gây ra được hiểu là khắc phục ít nhất ba phần tư thiệt hại” – tác giả bình luận.
Điều 92 quy định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định áp dụng miền trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải… nếu người phạm tội hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc không quy định rõ ràng ý kiến của bản thân người phạm tội hay người đại diện theo pháp luật của họ có giá trị hơn thì việc áp dụng quy định này trong thực tiễn sẽ gặp vướng mắc vì sẽ nảy sinh trường hợp người phạm tội đồng ý nhưng người đại diện theo pháp luật của họ không đồng ý và ngược lại. “Tuy nhiên, do hiệu quả của các biện pháp này chủ yếu dựa trên sự tự giác chấp hành của chính bản thân họ nên tác giả cho rằng, có thể coi ý kiến của người chưa đủ 18 tuổi phạm tội có tính quyết định”.
“Theo điều luật, thẩm quyền xem xét miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc cả ba cơ quan Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuy nhiên, theo Hiến pháp 2013 thì chỉ có Tòa án mới là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người có phạm tội hay không nên việc quy định thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự cho các cơ quan khác ngoài Tòa án là không phù hợp” – tác giả bình luận và cho biết thêm: Để áp dụng các biện pháp này, Quốc hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết áp dụng biện pháp này.
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
BLHS năm 2015 đã bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và quy định cụ thể vấn đề này tại Chương XI với 17 Điều Luật. Bình luận Điều 75 về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, tác giả cho rằng: Điều luật xác định các điều kiện để buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được thực hiện bởi cá nhân, cũng như mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và trách nhiệm hình sự của cá nhân đã thực hiện tội phạm.
Về chủ thế, tác giả phân tích: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 75 là pháp nhân thương mại. Trong đó, pháp nhân thương mại được hiểu là “pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên… bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”. Để xác định một tổ chức có phải pháp nhân hay không cần kiểm tra các điều kiện được quy định tại Điều 74 BLDS. Do đó, “phạm vi các tổ chức có thể là chủ thể của trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam là tương đối hẹp so với quy định của nhiều nước khác. Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự có thể được đặt ra cho tất cả các pháp nhân ( trừ Nhà nước) và cho tất cả các tổ chức không phải pháp nhân. BLHS Việt Nam giới hạn chủ thể… chỉ trong phạm vi một pháp nhân là pháp nhân thương mại” – tác giả viết.
Cũng theo tác giả, có 4 điều kiện cần thỏa mãn để có thể buộc một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cá nhân thực hiện. Trong 4 điều kiện đó có một điều kiện chung cho pháp nhân và cá nhân là thời hiệu; 3 điều kiện còn lại phản ánh quan hệ đặc biệt giữa pháp nhân thương mại với tội phạm đã thực hiện và với người đã thực hiện tội phạm đó. Chính vì có quan hệ đặc biệt đó mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cá nhân đã thực hiện.
Điều kiện “hành vi phạm tội được thực hiện nhân dân pháp nhân thương mại” cho thấy chỉ những người đại diện của pháp nhân thương mại mới là chủ thể có quyền nhân danh pháp nhân thương mại. Điều kiện “hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại” tác giả bình luận: “Để buộc tội pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được thực hiện nhân danh pháp nhân mại đòi hỏi hành vi phạm tội đó có lợi hoặc nhằm có lợi cho pháp nhân thương mại. “Qua đó, tổ chức (pháp nhân thương mại) có thể nhận ( hoặc giữ lại) được lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần hoặc lợi thế nhất định”. Như vậy, đối với hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá nhân thuộc pháp nhân thương mại, pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự dù hành vi phạm tội đó được thực hiện nhân danh pháp nhân mại”.
Điều kiện thứ ba là “hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp nhận của pháp nhân thương mại”.
Khi hành vi phạm tội của cá nhân thực hiện thỏa mãn cả 3 điều kiện trên đây thì có cơ sở khẳng định hành vi đó cũng là hành vi của pháp nhân thương mại và do đó có thể buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội được quy định tại Điều 76 BLHS, gồm 31 tội danh, trong đó có 22 tội thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và 9 tội thuộc nhóm các tội phạm về môi trường.
Review Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung
Cuốn sách “Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung” do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, là một tài liệu quan trọng và có giá trị cho những ai đang làm việc trong lĩnh vực pháp lý tại Việt Nam. Nội dung sách không chỉ đơn thuần trình bày các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 mà còn phân tích sâu sắc các điểm mới, mang lại cái nhìn tổng quan và chuyên sâu về hệ thống pháp luật hiện hành.
Sự tham gia của các chuyên gia uy tín như PGS.TS Trịnh Quốc Toản, GS.TS Lê Thị Sơn, và TS Trần Văn Dũng đã tạo nên một bộ sách có chiều sâu và độ tin cậy cao. Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ ra những thay đổi đáng lưu ý trong việc áp dụng hình phạt, như việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình và việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi.
Bên cạnh việc phân tích các điều luật, tác phẩm còn cung cấp nhiều ví dụ minh họa thực tế, từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách thức áp dụng các quy định này trong thực tiễn. Đây thực sự là một tài liệu hữu ích cho các luật sư, nhà nghiên cứu và sinh viên ngành luật, cũng như những ai quan tâm đến sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam.
Với cách trình bày chuyên nghiệp và nội dung phong phú, cuốn sách xứng đáng để được tham khảo và nghiên cứu.
Bài Học Từ Sách Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung
Cuốn sách “Bình Luận Khoa Học – Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung 2017 – Phần Chung” của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa cung cấp cái nhìn sâu sắc về những thay đổi quan trọng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, đặc biệt từ năm 2015 và những điều chỉnh sau này. Một trong những bài học quan trọng mà cuốn sách truyền tải là sự thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù và giảm hình phạt tử hình. Điều này không chỉ phản ánh xu hướng nhân đạo trong chính sách hình sự mà còn thể hiện sự thay đổi trong nhận thức về tác động của hình phạt đối với xã hội.
Quy định mới được nêu ra về việc không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý, cũng là một điểm nổi bật. Điều này cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận, từ hình phạt nặng nề sang hướng khuyến khích cải tạo và hòa nhập xã hội cho những người phạm tội có ý thức. Việc mở rộng quyền miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi cũng là một sự kiện đáng chú ý, cho thấy sự nỗ lực cải cách nhằm bảo vệ những đối tượng này khỏi các hình phạt nặng.
Cuốn sách còn nhấn mạnh trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, một khái niệm mới mẻ trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều này không chỉ mở rộng phạm vi xử lý tội phạm mà còn nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, góp phần hình thành một môi trường kinh doanh minh bạch hơn. Việc đánh giá vai trò của pháp nhân trong các hành vi phạm tội giúp tách bạch rõ ràng giữa trách nhiệm của cá nhân và tổ chức, từ đó định hình lại quy trình xử lý tội phạm hiện nay.
Cuối cùng, cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo giá trị cho các chuyên gia pháp luật mà còn là nguồn thông tin hữu ích cho mọi người dân muốn hiểu rõ về hệ thống pháp luật của Việt Nam. GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa cùng các tác giả khác đã mang lại những góc nhìn chuyên sâu, giúp bạn đọc nắm rõ hơn về những tiến bộ trong lĩnh vực hình sự, đồng thời khẳng định uy tín và trách nhiệm của những người tham gia trong ngành pháp luật.